Khu di tích trường Dục Thanh hay còn được biết đến với tên gọi là Dục Thanh Học Hiệu, Giáo Dục Thanh Thiếu Niên, là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cùng nhau sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân. Đây là nơi Chủ Tịch Hồ Chí Minh từng sống và dạy học, trước khi người bắt đầu vào miền Nam và ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Hiện nay, trường Dục Thanh còn lưu giữ nhiều di tích được nhà nước công nhận, các hiện vật, vật dụng mà bác từng dùng khi xưa.
Từ ngoài đường nhìn vào, khu di tích là sân vườn, là những dãy nhà rêu phong cổ kính, xen kẽ với những mảng cây xanh được chăm chút gọn gàng. Cấu trúc chính của trường gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm một phòng học và một ngôi nhà lầu nhỏ để thầy giáo và học sinh nghỉ ngơi, sinh hoạt. Phòng học được thiết kế đơn sơ, giản dị với 2 tấm bảng đen và vài bộ bàn ghế cho giáo viên và học sinh ngồi học. Khi đó trường có khoảng 60 học sinh các lớp tư, ba, nhì, nhất với 7 thầy giáo giảng dạy. Nguyễn Tất Thành là thầy giáo dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn giỏi và trẻ nhất lúc bấy giờ của trường. Trong các buổi học, thầy giáo Nguyễn Tất Thành truyền bá cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước.
Phía bên phải phòng học là Nhà Ngư, làm nơi nội trù của thầy trò trường Dục Thanh. Phía bên phải gian phòng là Nhà Ngư, làm nơi nội trú của thầy giáo và học sinh của trường Dục Thanh. Phía sau phòng học và Nhà Ngư là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ được gọi là Ngọa Du Sào và nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò xa nhà.
Hầu hết, khi ghé tham quan trường Dục Thanh du khách đều thích thú ghé đến ngắm nhìn là cái giếng nước mát lịm, nhỏ nhắn được xây bằng gạch ở phía sau Ngọa Du Sào và cây khế hôn 100 năm tuổi do cụ Nguyễn Thông trồng vẫn xanh tốt, um tùm hoa lá. Ngoài ra, trong khu di tích hiện nay đều được cho phủ xanh khuôn viên trường bằng các dãy cây được cắt tỉa gọn gàng.
Tại đây, du khách còn được xem những hiện vật gắn bó với Bác trong quá trình dạy học được trường lưu giữ lại như: bộ trường kỷ Bác ngồi, bộ ván gỗ Bác ngủ mỗi đêm, chiếc án thư, chiếc tủ đứng Bác để tư trang cá nhân, tráp văn thư, nghiên mài mực, khay và ly uống nước… Tất cả các hiện vật, cây cối tạo cho ngôi trường cảm giác thân thiện, gần gũi.
Đối với người dân Bình Thuận Trường Dục Thanh không đơn thuần chỉ là một ngôi trường bình thường mà nơi đây là cái nôi của tinh thần hiếu học và tình yêu quê hương đất nước. Hàng năm, Trường Dục Thanh đón tiếp hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng lãm. Để tham quan trường Dục Thanh và các địa điểm tham quan nỗi tiếng khác tại Phan Thiết hãy liên hệ với chúng tôi Công ty du lịch Tín Việt - Tín Việt Travel xin hân hạnh được phục vụ.
Từ ngoài đường nhìn vào, khu di tích là sân vườn, là những dãy nhà rêu phong cổ kính, xen kẽ với những mảng cây xanh được chăm chút gọn gàng. Cấu trúc chính của trường gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm một phòng học và một ngôi nhà lầu nhỏ để thầy giáo và học sinh nghỉ ngơi, sinh hoạt. Phòng học được thiết kế đơn sơ, giản dị với 2 tấm bảng đen và vài bộ bàn ghế cho giáo viên và học sinh ngồi học. Khi đó trường có khoảng 60 học sinh các lớp tư, ba, nhì, nhất với 7 thầy giáo giảng dạy. Nguyễn Tất Thành là thầy giáo dạy chữ Quốc ngữ và Hán văn giỏi và trẻ nhất lúc bấy giờ của trường. Trong các buổi học, thầy giáo Nguyễn Tất Thành truyền bá cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước.
Phía bên phải phòng học là Nhà Ngư, làm nơi nội trù của thầy trò trường Dục Thanh. Phía bên phải gian phòng là Nhà Ngư, làm nơi nội trú của thầy giáo và học sinh của trường Dục Thanh. Phía sau phòng học và Nhà Ngư là nơi bàn việc, tiếp khách quý, luận đàm văn thơ được gọi là Ngọa Du Sào và nhà Ngự làm nơi ở chung của các thầy và trò xa nhà.
Hầu hết, khi ghé tham quan trường Dục Thanh du khách đều thích thú ghé đến ngắm nhìn là cái giếng nước mát lịm, nhỏ nhắn được xây bằng gạch ở phía sau Ngọa Du Sào và cây khế hôn 100 năm tuổi do cụ Nguyễn Thông trồng vẫn xanh tốt, um tùm hoa lá. Ngoài ra, trong khu di tích hiện nay đều được cho phủ xanh khuôn viên trường bằng các dãy cây được cắt tỉa gọn gàng.
Tại đây, du khách còn được xem những hiện vật gắn bó với Bác trong quá trình dạy học được trường lưu giữ lại như: bộ trường kỷ Bác ngồi, bộ ván gỗ Bác ngủ mỗi đêm, chiếc án thư, chiếc tủ đứng Bác để tư trang cá nhân, tráp văn thư, nghiên mài mực, khay và ly uống nước… Tất cả các hiện vật, cây cối tạo cho ngôi trường cảm giác thân thiện, gần gũi.
Đối với người dân Bình Thuận Trường Dục Thanh không đơn thuần chỉ là một ngôi trường bình thường mà nơi đây là cái nôi của tinh thần hiếu học và tình yêu quê hương đất nước. Hàng năm, Trường Dục Thanh đón tiếp hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và thưởng lãm. Để tham quan trường Dục Thanh và các địa điểm tham quan nỗi tiếng khác tại Phan Thiết hãy liên hệ với chúng tôi Công ty du lịch Tín Việt - Tín Việt Travel xin hân hạnh được phục vụ.
Tags: du lịch, trước khi, bình thuận, du khách, tham quan, địa điểm, di tích, tên gọi, học hiệu, giáo dục, thiếu niên, sĩ phu, sáng lập, hưởng ứng, phong trào, duy tân, chủ tịch, chí minh, bắt đầu, hiện nay, nhà nước